May mặc là lĩnh vực thực tế cần thiết và xuất hiện từ rất lâu. Trải qua nhiều quá trình thay đổi, hiện nay trên thị trường thu mua vải có rất nhiều loại vải. Mỗi loại vải sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Dựa theo nguồn gốc của các loại vải mà được chia thành 3 loại chính: Vải sợi thiên nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.
Có thể bạn quan tâm:
Thu mua vải giá cao Bảo Trang
Thu mua vải cây giá cao
Thu mua vải vụn
Thu mua vải khúc giá cao
Thu mua vải tồn kho giá cao
Thu mua vải thanh lý giá cao
Thu mua phụ liệu may giá cao
Bán vải tồn kho đi tỉnh
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Phân biệt các loai vải thường dùng trong may mặc
– Vải sợi thiên nhiên rất dễ bị nhàu, khi đốt vải thì tro bóp dễ tan.
– Vải sợi nhân tạo thì ít bị nhàu, khi đốt vải thi tro bóp dễ tan.
– Vải sợi tổng hợp thì không hề bị nhàu và tro vón cục bóp không tan.
2. Các đọc thành phần của các sợi vải thường dùng trong may mặc
Trên áo quần thường có các băng vải nhỏ. Dựa vào băng vải này bạn phân biệt được loại vải.
Ví dụ như:
Nilon, polyester: Sợi tổng hợp.
Cotton: Sợi bông.
Viscose, acetate: Sơi nhân tạo.
Silk: Tơ tằm.
Line: Lanh.
Wool: Len.
3. Các loại vải thường dùng trong may mặc
1a. Vải sợi thiên nhiên.
Nguồn gốc và phân loại.
Đây là loại vải được làm từ các sợi có sẵn trong thiên nhiên.
Từ động vật như các sợi tơ tằm, sợi len của cừu, dê, lạc đà, vịt.
Từ thực vật như là các sợi của cây đay, gai, bông lanh.
Vải sợi thiên nhiên được chia làm 2 loại:
– Vải sợi bông.
– Vải sợi tơ tằm.
1b. Quy trình sản xuất vải sợi thiên nhiên từ sợi bông và tơ tằm
Trước hết, đây là một loại lụa ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, chuyên dụng để may y phục cho vua chúa, quan lại. Loại lụa này gắn liền với nghề trồng dâu nuôi tằm rồi lấy tơ. Thông qua con đường tơ lụa, các nước giao lưu buôn bán và dần dần, không chỉ các nước trong khu vực Châu Á mà các nước phương Tây cũng đã có những định hình nhất định về loại lụa này. Riêng nước ta, từ thời vua Hùng thứ 6 đã có.
Để có sợi tơ dệt thành lụa, người ta phải trải qua cả một quy trình dài nuôi tằm để tằm nhả kén :
– Ấp trứng: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất . Muốn tằm cái đẻ con đúng giai đoạn sinh trưởng, cần tạo một môi trường sống thông thoáng, hợp vệ sinh. Đến thời kỳ tằm đẻ, cần có sự điều hướng nhiệt độ mát mẻ. Mỗi con tằm cái chỉ đẻ được một lần, sau khi sinh, nó sẽ bị chết và số lượng lần đẻ là từ 300 đến 400 trứng. Tằm mới đẻ có dạng trứng, màu trắng đục được bao bọc bởi một vỏ cứng , kích thước chỉ bằng đầu kim. Sau đó, những quá trứng được đem đi ấp đến khi nở thành ấu trùng. Khoảng 10 ngày thì trứng tằm sẽ chuyển sang đen. Để quá trình ấp diễn ra nhanh và hiệu quả thì người ta luôn giữ nhiệt độ ổn định từ 25-26 độ. Kích thước tằm tăng dần, sau khi nở sẽ dài khoảng nửa centimet, có hình dạng như con sâu róm.
– Tằm sau khi nở được đặt trên một cái nia và thức ăn của chúng chủ yếu là lá dâu non bởi chúng vừa mới nở. Không lấy phần lá già và cuộn, chỉ chọn phần lá non của cây dâu , lựa chọn những lá sạch và rắc lên trên mình tằm. Cứ phải từng li từng tí, mỗi ngày cho nó ăn khoảng 10 bữa. Quan sát kĩ lưỡng từng chu kì ngủ của tằm con, rồi tăng dần bữa ăn cho nó. Đến khi tằm chín thì ngừng ăn dâu và cơ thể trở nên trong suốt để bắt đầu thời kì đóng kén.
– Đóng kén: Khi tằm chín vàng, giai đoạn tiếp theo là bắt lên né để đóng kén. Khoảng thời gian đóng kén kéo dài khoảng 3 đến 8 ngày. Chú ý về nhiệt độ, cần cung cấp ánh sáng vừa phải để kén khô và có mùi thơm.Trước khi thành nhộng, tằm nhả ra khoảng một kilomet sợi tơ.
– Ươm tơ: Thời gian kéo dài 10 đến 12 ngày. Đây là quá trình kéo sợi tơ từ trong kén tằm nhả ra thành sợi tơ tằm.
– Sau khi có tơ, người ta bắt đầu những giai đoạn như: guồng tơ, đánh ống, mắc cửi, nối cửi rồi dệt thành sợi.
Từ tơ tằm, có thể sản xuất ra được rất nhiều sản phẩm nhưng lụa lại được nhiều người ưa chuộng, chiếm một vị thế quan trọng trong giới thời trang. Lụa gồm có loại trơn và loại có hoa văn, họa tiết. Trải qua một quá trình dài mới có được một sản phẩm lụa thiên nhiên cho nên giá thành của nó không hề rẻ. Lụa tơ tằm có độ mềm mịn cao, tạo cảm giác mát rượi khi sờ vào và không hề bị nhăn khi vò nát.
Lụa tơ tằm đang từng bước nâng cao chất lượng, ứng dụng các thành tựu kĩ thuật vào trong quá trình nhuộm màu, thêu dệt để tạo ra được sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn khách hàng hơn. Bên cạnh đó, cũng đang đứng trước sự cạnh tranh về giá cả với các loại lụa pha.
Tính chất: Vải có độ hút ẩm cực kỳ cao, lúc mặc mang đến cảm giác mát mẻ. Nhưng vải lại dễ bị nhăn, kém độ bền, giặt thì lâu khô.
2a. Vải sợi hóa học.
Nguồn gốc và phân loại.
Vải sợi hóa học được làm từ các sợi do con người tạo ra được lấy từ các mỏ than đá, dầu mỏ, gỗ, tre, nứa.
Vải được chia làm 2 loại, sợi tổng hợp và vải sợi nhân tạo.
2b.Quy trình sản xuất vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp
Kéo sợi :
Trong quá trình thu hoạch bông vải, chúng được đóng lại dưới dạng những kiện bông thô chứa các sợi bông có kích thước khác nhau cùng với tạp chất tự nhiên như hạt, bụi, đất….Nguyên liệu bông thô sẽ được đánh tung, làm sạch và bông được thu dưới dạng các tấm phẳng, đều. Các sợi bông tiếp tục được kéo sợi thô để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống. Sau khi được kéo thành sợi hoàn chỉnh sẽ đến quá trình hồ sợi dọc, đây là quá trình sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và một số các loại hồ nhân tạo như polyvinynalcol PVA, polyacrylat….để tạo màng hồ bao quanh sợi bông, tăng bộ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để tiến hành dệt vải.
Dệt vải – Xử lý hóa học :
Dệt vải là sự kết hợp sợi ngang với sợi dọc để thành tấm vải. Hiện nay quá trình dệt vải được tiến hành bằng máy móc là chủ yếu. Tiếp đó, vải sẽ được nấu ở áp suất và nhiệt độ cao trong các dung dịch hóa học và các chất phụ trợ để tách, loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên nhiên có trong sợi. Trong quá trình dệt vải, những tấm vải tiếp tục được làm bóng để cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm nước và bắt màu của sợi nhuộm. Cuối cùng là tẩy trắng vải để làm cho vải mất đi màu tự nhiên, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu để bước vào quá trình nhuộm màu vải.
Nhuộm – Hoàn thiện vải:
Sợi vải được xử lý bằng thuốc nhuộm, dung dịch các chất phụ gia hữu cơ để làm tăng khả năng gắn màu. Quá trình nhuộm vải phải sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng nhiều hóa chất phụ khác để tạo điều kiện cho sự bắt màu của màu nhuộm. Sau mỗi quá trình trên thì công đoạn giặt vải được tiến hành nhiều lần nhằm tách các hợp chất, chất bẩn còn bám lại trên vải. Cuối cùng, để hoàn thiện vải sẽ phải thực hiện giai đoạn wash vải nhằm mục đích làm mềm vải, tăng độ bền, chống co rút, ra màu….của vải.
Tính chất.
Vải sợi nhân tạo có độ hút ẩm cao nên có thể mang đến cảm giác thoáng mát khi mặc. Nhưng ít nhàu và cứng lại trong nước.
Vải sợi tổng hợp thì lại có độ hút ẩm kém nên khó thoát mồ hồi khi mặc. Tuy nhiên rất bền và đẹp, giặt mau khô và không bị nhàu.
3. Vải sợi pha.
Nguồn gốc.
Vải sợi pha này thường được làm từ sự kết hợp của hai hay nhiều loại vải sợi khác nhau tạo thành.
Tính chất.
Thì vải có nhiều ưu điểm do được sự kết hợp của các loại vải sơi với nhau. Như vải có khả năng hút độ ẩm cao, mặc thoáng mát. Khi mặc cực kỳ đẹp, bền và không bị nhàu.
Hi vọng với các kiến thức phân loại vải sợi giúp bạn hiểu hơn về các loại vải sợi. Cần tư vấn về vải may mặc liên hệ 039.500.6959 gặp chị Trang
Bài viết liên quan: